[caption id="" align="aligncenter" width="1024" caption="Đài phun nước ở quảng trường ĐKNT"][/caption]
[caption id="" align="aligncenter" width="1024" caption="Góc phố Đinh Tiên Hoàng - phố Hồ Hoàn Kiếm"][/caption]
[caption id="" align="aligncenter" width="1024" caption="Tòa nhà Hàm Cá Mập"][/caption]
[caption id="" align="aligncenter" width="1024" caption="Phía góc phố Cầu Gỗ - Đinh Liệt"][/caption]
[caption id="" align="aligncenter" width="1024" caption="Phía góc phố Hàng Bông - Hàng Đào"][/caption]
[caption id="" align="aligncenter" width="975" caption="Một góc quảng trường (chụp bằng điện thoại)"][/caption]
[caption id="" align="aligncenter" width="960" caption="Toàn cảnh quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (header)"][/caption]
Toàn cảnh quảng trường (360 độ - ngang):
* Flash: http://www.mediafire.com/?d1j2h3dc07ba5iz
* Quicktime: http://www.mediafire.com/?azblnn8pgpa2bit
Một số thông tin về phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và quảng trường mang tên phong trào này:
Đông Kinh Nghĩa Thục (chữ Hán: 東京義塾; lập ra từ tháng 3 năm 1907 và chấm dứt vào tháng 11 năm 1907) là một phong trào nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 trong thời Pháp thuộc. Mục đích của phong trào là: khai trí cho dân, phương tiện được hoạch định: mở những lớp dạy học không lấy tiền (để đúng với cái tên là nghĩa thục) và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng cùng cổ động trong dân chúng.
Đầu thế kỷ 20, Pháp hầu như đã hoàn thành quá trình bình định, dẹp yên các cuộc khởi nghĩa yêu nước bên trong Việt Nam (chỉ còn phong trào Khởi nghĩa Yên Thế của Đề Thám còn đang hoạt động, nhưng chỉ ở diện hẹp và bị dập tắt hoàn toàn vào năm 1913). Cùng với việc mở rộng quá trình thực dân hoá, tư bản hóa nhằm khai thác thuộc địa một cách hiệu quả nhất, những cơ sở đầu tiên của kinh tế tư sản bắt đầu phát triển trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Song song với sự phát triển kinh tế, những tư tưởng tư bản cũng du nhập và phát triển bên trong Việt Nam. Các nhà nho có tư tưởng tiến bộ nhận thức được sự yếu kém của Khổng giáo, chứng kiến nước Nhật Bản duy tân mà thắng đế quốc Nga đã quyết định phải thay đổi tư tưởng, cách thức học tập trong nước nhằm mục đích tự cường hy vọng một cuộc đổi mới. Đồng thời học tập từ thất bại của cuộc cải cách của nhóm Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi khởi xướng ở Trung Quốc. Tháng 3 năm 1907, Đông Kinh Nghĩa Thục bắt đầu được khai giảng ở phố Hàng Đào, Hà Nội.
Đông Kinh Nghĩa Thục nhanh chóng trở nên nổi tiếng bên trong Hà Nội, nhiều tỉnh lân cận cũng đã có các hội nhóm mở lớp, xin sách giáo khoa của trường về giảng dạy. Bắt đầu là ở Hà Đông, quê hương của nhiều sáng lập viên nghĩa thục có tên tuổi như Vũ Trác, Hoàng Tăng Bí; ở Hoài Đức còn có 3 phân hiệu nghĩa thục ở thôn Canh, Tây Mỗ, Tân Hội; ở Hưng Yên cũng có 2 huyện có nghĩa thục, lại còn mở thêm một hiệu buôn nội hoá là Hưng Lợi Tế. Hải Dương, Thái Bình, nghĩa thục cũng phát triển khá mạnh mẽ, lại còn tổ chức ra nhiều hội ái hữu, tương tế. Thậm chí, nghĩa thục của Thái Bình còn cử người đi liên hê với phong trào chống Pháp của Hoàng Hoa Thám, muốn ứng viện cho nghĩa quân Yên Thế...
Ban đầu, chính quyền Pháp cho phép cho Đông Kinh Nghĩa Thục hoạt động hợp pháp, về sau nhận thấy đây có thể là một mối nguy đối với chế độ thuộc địa, vào tháng 11 năm 1907 trường bị chính quyền thực dân buộc phải giải tán và đầu năm 1908, ra lệnh cấm việc hội họp diễn thuyết ở miền Trung.
Sau vụ chống thuế Trung kỳ (tháng 3 năm 1908) và vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội (tháng 6 năm 1908), chế độ thuộc địa của Pháp nhân đó quy trách nhiệm cho sĩ phu duy tân và thẳng tay đàn áp, bắt hầu hết giáo viên, giải tán hội buôn, đóng cửa Đăng Cổ Tùng Báo, cấm diễn thuyết, nói chuyện, cấm lưu hành và tàng trữ các tác phẩm của nhà trường.
Tên của phong trào sau này được đặt tên cho một quảng trường tại Hà Nội
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục là một quảng trường ở phía Đông Bắc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, thuộc phường Lê Thái Tổ. Quảng trường này là đầu nối các phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Hàng Gai, Đinh Tiên Hoàng, Cầu Gỗ, chỗ có dốc đi về mạn báo Hà Nội Mới (số 44 Lê Thái Tổ). ThờiPháp thuộc quảng trường này có tên là Place Négrier ("Quảng trường tướng Négrier").
(theo Wikipedia)
9 nhận xét:
Vậy quảng trường này đổi tên hồi nào vậy Sâu? Thời gian chị đi HN liên tục thì hay ở Cầu Gỗ, gần cái chợ nho nhỏ, chỗ hàng bún thang nổi tiếng & phở Tự Do ấy, chỗ mà đi ra nhà hát múa rối nước Thăng Long ấy...chả biết đường gì...ak..ak.. Chị thích ở khu đó nhất, đi đâu cũng gần. Tối tối mấy anh em trong đoàn ra Hàm cá mập nhậu khô mực nướng cũng tiện luôn. Nhớ HN quá đi à...hixhix... :(
Quảng trường này đổi tên từ lâu rồi mà chị, nhưng mọi người ít khi để ý đến cái tên của nó thôi. Còn phố mà chị nhắc đến là phố Hồ Hoàn Kiếm, chỗ đó nổi tiếng với món nộm bò khô :D. Khu này gần trung tâm, đúng là tiện lợi nhất nhưng chi phí thì không phải nhỏ nhất và chật chội thì cũng nhất luôn :)
Ờ vậy mà giờ chị mới biết tên quảng trường đó đó...hahahah...(^__^) Đúng là cái phố đó roài, tên là phố Hồ Hoàn Kiếm à??? Đúng là phố đó toàn nộm khô bò thôi, buổi tối là bà con ngồi ăn đông lắm, chị cũng có ghé ăn 1 lần mà toàn ăn nộm thôi vì chị không hảo khô bò lắm...hixhix.. Nhưng hàng bún thang & cái hàng bún mọc, bún dọc mùng gần đó là ăn thường xuyên luôn. Phòng ở đúng là chật cơ mà trời vừa sáng đã đi, khuya mới về cho nên là vẫn tiện lợi. Khu vực đó toàn hàng ăn mà shopping cũng thích nữa...hixhix...nhớ HN da diết luôn...hụ..hụ... :(
Bún thang, bún dọc mùng, bún đậu, bún chả (thịt nướng) ... là phía bên phố Cầu Gỗ, đoạn quanh chợ Hàng Bè (nhưng bây giờ chợ Hàng Bè được giải tán dịp 1000 năm để thành phố Hàng Bè nguyên gốc rồi). Nếu chị đã ở đó thì không biết chị đã vào chợ Hàng Bè thưởng thức món xôi chè, ngược Cầu Gỗ lên Hàng Thùng ăn nem tai và cua ghẹ luộc, tiếp lên Nguyễn Hữu Huân ăn xôi ... chưa?
Chị không nhớ đường & tên đường, nhưng mấy hàng quán như là sinh tố hoa quả ở đường gì gì là ăn rồi nè, lòng heo (?) ở phố gì gì đấy thì mọi người ăn thôi, chị không ăn lòng, xôi Yến, bún chả Hàng Mành, cua ghẹ luộc thì chưa ăn ở HN vì không nghĩ nó ngon...ak..ak...phố ăn đêm gì gì đấy mà có chân gà nướng, mấy món linh tinh cũng ghé qua rồi, hải sản gì ở quán Long/Hải gì gì đấy cũng ngon, rồi quán Hải Xồm nữa này, bún riêu Thi Sách này, bánh cuốn Thanh Trì này,...nhiều lắm, không nhớ hết nổi vì mỗi lần chị ra đấy thì khoảng 10 ngày cho đến 2 tuần, đi công tác thì chỉ toàn ăn ngoài hàng thôi à, cho nên bao nhiêu chỗ bác tài đưa đi thì cứ ăn thôi...(^___^)
Thế thì nhiều hơn cả em rồi :D, nhiều chỗ em biết nhưng chưa ăn, có chỗ thì ăn rồi nhưng là được mua về. Phố bán sinh tố hoa quả là Tô Tịch (lần đầu em ăn thì có 1 hàng ngồi ở cổng như cổng chùa, giờ thì nhan nhản nối đuôi nhau). Lòng heo là phố Hàng Gà (có chiên, luộc). Phố ăn đêm thì là Cấm Chỉ nhưng ở đó thì chỉ được cái đông và đắt, ăn không ngon (mà phố chân gà chị nhắc đến chắc là Trịnh Hoài Đức bên cạnh sân Hàng Đẫy). Bún riêu, bánh đúc nóng Thi Sách giờ giải tán rồi, giờ mọi người hay ăn bún riêu Mai Hắc Đế (nhưng em k thích vì nó tả pí lù quá), bánh đúc nóng thì ở Lê Ngọc Hân :D
À cái chụp bằng máy tự động cũng đẹp lắm đấy!
Ôi giời ngồi nghe hai chị em tán chuyện ăn uống, mắt tròn mắt dẹt, thèm thuồng, hì hì... và mơ màng lúc về HN được Sâu dẫn đi ăn nữa Sâu ạ vì chị tuy ở HN nhưng ít đi lại ăn uống trên phố lắm, nói chung tại cũng chả nắm được tên phố nữa cơ, ăn rồi có khi cũng chả biết mình ăn chỗ nào, ngô ngọng thế đấy!
Mà vào đây để khen mấy cái ảnh, nhất là cái đặt trong header rồi cái nghe đến ăn ăn uống uống quên béng hết, hí hí...
Ảnh rất đẹp, người chụp hẳn là yêu HN lắm, nhỉ? hì hì... hỏi thừa...
Có mỗi cái ảnh chụp bằng điện thoại là tự động thôi. Cái kia là em ghép đấy chứ, gửi bên nhà chị trước rồi còn gì.
Đăng nhận xét