Chuyện đời vạn sự do tâm
Yêu em dẫu có sai lầm vẫn yêu
-----------------------------------
Trót yêu em trái tim thầm ngớ ngẩn
Phút dại khờ cũng ngượng nghịu làm thơ.

13 thg 11, 2010

Hướng dẫn sử dụng an toàn: natri xyanit NaCN

1. Nhận dạng hóa chất:


Tên thương mại: Sodium Cyanide

Tên thường gọi: Muối natri xyanit

CTHH: NaCN

NFPA704: 3 – 0 – 0

2. Tính chất lý hóa:


Dạng tồn tại:

· Chất rắn dạng hạt hoặc bông màu trắng.

Mùi:

· Không có mùi khi khô hoàn toàn.

· Khi hút ẩm, có mùi của HCN gây cảm giác tởm lợm.

Nhiệt độ nóng chảy: 563 °C

Nhiệt độ sôi: 1496 °C

Khối lượng riêng: 1.595 g/cm3 (nước = 1)

Tỷ trọng hơi: 0.941 (khí HCN)

Độ hòa tan:

· Tan trong nước lạnh

· Ít tan trong cồn ethanol C2H5OH

3. Tính chất nguy hiểm:


Mắt:

· Gây kích ứng mạnh, thậm chí làm hỏng mắt.

Da:

· Gây ngứa và kích ứng da.

· Khi thấm qua da, gây nhiễm độc với các triệu chứng giống khi hít hoặc nuốt, uống.

Hô hấp:

· Gây kích ứng hệ hô hấp (mũi, họng, phổi ....).

· Gây ức chế quá trình trao đổi ô xy của các tế bào phổi  ngạt.

· Có thể gây đau đầu, yếu mệt, choáng váng, khó thở, nôn mửa. Kéo theo các ảnh hưởng đến tim mạch, gây bất tỉnh, co giật, hôn mê, và tử vong.

Tiêu hóa:

· Gây kích ứng với các cơ quan tiêu hóa, tạo cảm giác nôn nao và ói mửa.

· Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, các cơ quan vận động, hệ hô hấp  với các triệu chứng mỏi mệt, khó thở, tụt huyết áp ...

· Nhiễm độc nhẹ gây khó thở và nôn mửa. Nhiễm độc nặng sẽ gây ngừng thở đột ngột dẫn đến tử vong.

Cháy nổ:

· Rất nguy hiểm khi tiếp xúc với axit, hơi axit, nước và hơi ẩm do tạo ra CN – H và Na2O (khí độc và dễ cháy).

· Tác dụng với muối axit tạo ra khí độc CN – H dễ cháy.

· Khi bị nung nóng, tự phân hủy tạo ra khí độc CN – H và NOx

4. Sơ cứu:


Mắt:

· Tháo bỏ kính, nhất là kính áp tròng.

· Ngay lập tức xả bằng nước mát, sạch trong ít nhất 15 phút.

· Đưa cấp cứu ngay.

Da:

· Xả nước mát liên tục ít nhất 15 trong khi gỡ bỏ trang phục.

· Bôi thuốc bảo vệ vùng da bị kích ứng.

· Giặt sạch trang phục trước khi tái sử dụng.

· Trường hợp nặng phải rửa sạch bằng xà phòng. Vùng da tiếp xúc phải được bôi kem kháng khuẩn.

· Đưa cấp cứu ngay.

Hô hấp:

· Ngay lập tức đưa nạn nhân ra vùng an toàn, thoáng khí.

· Gỡ bỏ những trang phục bó sát (cà vạt, tất ....) nếu cần.

· Nếu nạn nhân bị ngạt, sử dụng các thiết bị hỗ trợ hô hấp phù hợp.

· Nếu khó thở, cho nạn nhân thở ô xy.

· Có thể tiến hành hô hấp nhân tạo bằng phương pháp miệng áp miệng trong trường hợp ngừng thở. Chú ý : khí độc từ nạn nhân khi hô hấp nhân tạo bằng miệng áp miệng có thể gây nhiễm độc cho người cứu hộ.

· Nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu.

Tiêu hóa:

· Không ép nạn nhân nôn mửa, trừ khi là nhân viên y tế đã được huấn luyện.

· Không cho bất cứ thứ gì vào miệng nạn nhân bất tỉnh.

· Gỡ bỏ những trang phục bó sát (cà vạt, tất ....).

· Nhanh chóng đưa cấp cứu.

5. Bảo quản và sử dụng:


Bảo quản:

· Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

· Tránh ánh nắng trực tiếp và mọi nguồn phát nhiệt.

· Lưu giữ trong các thùng kín, sạch.

· Nhiệt độ bảo quản không được vượt quá 24 °C.

Sử dụng:

· Miệng thùng luôn hướng lên trên (theo ký hiệu trên vỏ thùng).

· Thùng chứa phải luôn khô ráo.

· Cách xa mọi nguồn phát nhiệt.

· Tiếp đất cho mọi thiết bị có chứa hoặc sử dụng hóa chất này.

· Tuyệt đối cấm đổ nước vào hóa chất.

· Cách xa mọi loại axit, chất ô xy hóa, hơi ẩm.

· Sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ.

6. Bảo hộ lao động:


· Kính chống bắn tóe.

· Mặt nạ phòng độc có lọc khí và bụi.

· Trang phục bảo hộ áo liền quần.

· Găng tay và ủng.

7. Xử lý sự cố:


Cháy nổ:

· Sử dụng hóa chất chữa cháy dạng bột khô.

· Chỉ phun sương, không phun nước trực tiếp.

· Sử dụng  mặt nạ phòng độc (có hệ thống lọc) do khí cháy có chứa các chất độc hại dạng bụi và hơi.

Tràn đổ:

· Chú ý: đây là hóa chất độc, ăn mòn mạnh.

· Bịt kín nguồn rò rỉ hoặc tràn đổ (lỗ, khe hở) nếu có thể.

· Không xả nước hoặc chạm vào hóa chất tràn đổ.

· Phun sương để giảm nồng độ hơi.

· Không để hóa chất tràn rộng, sử dụng gờ hoặc rãnh ngăn nếu cần

· Ngắt hoặc di dời mọi nguồn phát nhiệt.

· Gọi cứu hộ chuyên trách.

8. Thải loại:


· Khu vực để thùng rỗng sau sử dụng phải đảm bảo nguyên tắc an toàn.

· Các thùng chứa (rỗng) sau sử dụng có thể còn chứa hơi hóa chất rất độc.

· Các thùng chứa rỗng phải đậy kín nắp.

· Chỉ các đơn vị đủ điều kiện (được chứng nhận và cấp phép) mới được quyền xử lý chất thải hóa chất này theo quy định của pháp luật.

9. Tham khảo:




  • http://www.sciencelab.com/msdsList.php


Không có nhận xét nào: