1. Nhận dạng hóa chất:
Tên thương mại: Kerosene
Tên thường gọi: Dầu hỏa, dầu lửa
CTHH: Hợp chất hydrocarbon thơm
NFPA704: 0 – 2 – 0
2. Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: chất lỏng nhớt, màu vàng hoặc trắng trong.
- Nhiệt độ sôi: 149 °C
- Điểm chớp cháy: 38 °C (cốc kín)
- Nhiệt độ tự cháy: 210 °C
- Giới hạn cháy nổ: (0.7 ÷ 7)% thể tích hơi.
- Khối lượng riêng: 0.775 ÷ 0.840 g/cm3 (nước = 1)
- Tỷ trọng hơi: 4.5 (không khí = 1)
- Độ hòa tan:
- Không tan trong nước (nóng, lạnh)
- Có thể trộn lẫn với các loại hợp chất dầu mỏ hòa tan.
3. Tính chất nguy hiểm:
- Mắt:
- Gây kích ứng (tấy đỏ) mắt
- Da:
- Gây kích ứng da mức độ trung bình đến cao.
- Có thể gây viêm da.
- Hô hấp:
- Gây kích ứng đường hô hấp và màng nhầy.
- Gây cảm giác nóng rát ở ngực.
- Làm suy giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng: chóng mặt, ù tai, uể oải ... thậm chí có thể gây tử vong.
- Ảnh hưởng đến tim (tăng khả năng loạn nhịp tim), gan, thận và phổi (ngạt, ngừng thở, phù phổi cấp ....)
- Tiêu hóa:
- Gây kích ứng đường ruột với các triệu chứng nóng rát ở miệng, thực quản và dạ dày, gây nôn mửa, đau đầu ...
- Có thể gây tác động xấu đến phổi, thực quản, cuống phổi, tim, gan, các tuyến nội tiết, hệ thần kinh vận động và trung ương.
- Ảnh hưởng lâu dài, mãn tính:
- Tiếp xúc hoặc làm việc lâu dài trong điều kiện không có đủ trang bị bảo hộ phù hợp có thể gây ra các tác động xấu đến hệ thần kinh vận động và thần kinh trung ương, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ nội tiết, hệ tiêu hóa, quá trình trao đổi chất ... gây ra các bệnh như: suy thận và gan, sụt cân, viêm da ...
- Cháy nổ:
- Dầu hỏa là chất lỏng dễ cháy.
- Có thể bắt cháy khi tiếp xúc với nguồn phát lửa, phát nhiệt
4. Sơ cứu:
- Mắt:
- Kiểm tra và gỡ bỏ kính áp tròng.
- Xả nước sạch trong ít nhất 15’
- Đưa đi cấp cứu.
- Da:
- Gỡ bỏ trang phục, giầy dép dính dầu.
- Rửa sạch bằng cách xả nước liên tục hoặc xà phòng.
- Sử dụng kem (mỡ) kháng khuẩn phủ lên vùng da bị tấy đỏ.
- Giặt sạch trang phục trước khi dùng lại.
- Gọi cấp cứu.
- Hô hấp:
- Ngay lập tức đưa nạn nhân ra vùng an toàn, thoáng khí.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ hô hấp hoặc ô xy nếu cần.
- Có thể hô hấp nhân tạo bằng phương pháp miệng áp miệng. Chú ý: có thể gây ngộ độc cho người cứu hộ (hô hấp miệng áp miệng).
- Đưa cấp cứu ngay.
- Tiêu hóa:
- Không gây nôn cho nạn nhân, ngoại trừ nhân viên y tế đã được huấn luyện.
- Không đưa bất cứ thứ gì vào miệng nạn nhân đang bất tỉnh.
- Gỡ bỏ những trang phục bó sát: cà vạt, tất, thắt lưng ...
- Gọi cấp cứu y tế.
6. Bảo quản và sử dụng:
- Chú ý:
- Luôn hướng miệng thùng lên trên (theo ký hiệu trên bao bì).
- Cách xa các nguồn phát nhiệt, phát lửa.
- Các phương tiện lưu chứa phải được tiếp đất.
- Không ăn, uống, hút thuốc trong khu vực chứa hóa chất.
- Sử dụng các trang thiết bị bảo hộ phù hợp.
- Cách xa các chất không tương thích như chất o xy hóa ...
- Bảo quản:
- Bảo quản trong khu vực riêng và có biển nhận biết, cảnh báo.
- Khu vực bảo quản phải đảm báo nơi khô ráo, thoáng mát.
- Luôn đóng kín nắp thùng khi không sử dụng.
- Cấm mọi nguồn phát lửa, phát nhiệt trong khu vực bảo quản.
7. Bảo hộ lao động:
- Hệ thống thông gió hoạt động tốt.
- Mặt nạ phòng độc có lọc khí.
- Găng tay và ủng.
- Quần áo bảo hộ chống bắt cháy (áo liền quần).
- Kính chống bắn tóe hoặc mặt nạ.
8. Xử lý sự cố:
- Cháy nổ:
- Cứu hỏa: sử dụng bột (khô) chữa cháy, phun sương, cát ...
- Không phun nước chữa cháy, chỉ phun làm nguội bình chứa nhằm giảm áp suất và khả năng tự bắt lửa.
- Sử dụng mặt nạ phòng độc (có hệ thống lọc) do khí cháy có thể chứa hơi độc.
- Tràn đổ:
- Di dời hoặc ngắt tất cả các nguồn nhiệt, phát hoặc đánh lửa.
- Cô lập, đóng, khóa, chặn nguồn rò rỉ hoặc tràn đổ.
- Sử dụng đê ngăn (đất bột), phao quây để tránh tràn rộng.
- Dùng các chất hấp thụ để thu hồi.
- Không xả nước để tránh tràn ra môi trường.
- Phun sương để giảm nồng độ hơi.
9. Thải loại:
- Khu vực để thùng rỗng sau sử dụng phải đảm bảo nguyên tắc an toàn.
- Các loại thùng chứa (rỗng) sau sử dụng có thể còn chứa hóa chất dạng hơi hoặc lỏng nên rất nguy hiểm, dễ cháy nổ.
- Cấm nén, đập, cắt, hàn, khoan ... các thùng chứa rỗng.
- Các loại thùng chứa sau sử dụng phải mở nắp.
- Việc xử lý thực hiện theo quy định của pháp luật đối với chất thải độc hại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét