Chuyện đời vạn sự do tâm
Yêu em dẫu có sai lầm vẫn yêu
-----------------------------------
Trót yêu em trái tim thầm ngớ ngẩn
Phút dại khờ cũng ngượng nghịu làm thơ.

29 thg 9, 2010

Hướng dẫn sử dụng an toàn: axit nitric HNO3

1. Nhận dạng hóa chất:



  • Tên khoa học : nitric acid

  • Tên thường gọi: Axit nitric

  • CTHH: HNO3

  • NFPA704: 3 - 0 - 0


2. Tính chất lý hóa:



  • Dạng tồn tại:

    • thể khí: không màu·

    • thể lỏng: không màu



  • Độ ổn định: ổn định, nhưng phản ứng mạnh với phần lớn kim loại, ba zơ và nhiều hợp chất khác

  • Điểm kết tinh : - 41 °C (đậm đặc)

  • Điểm sôi: 86 °C (đậm đặc)

  • Độ hòa tan: tan vô hạn trong nước

  • Tỷ trọng: 1.52 g/cm3 ở 15C


3. Tính chất độc hại:



  • Gây ảnh hưởng nghiêm trọng khi tiếp xúc với mắt và da

  • Ăn mòn rất mạnh khi đậm đặc, ăn mòn yếu khi pha rất loãng

  • Gây nhiễm độc khi hít phải (bốc khói ngoài không khí)


4. Quy tắc an toàn:



  • Luôn mang kính bảo vệ

  • Không để axit tiếp xúc trực tiếp với da

  • Sử dụng găng tay chịu axit khi làm việc

  • Khu vực làm việc phải thoáng khí, có hệ thống thông gió tốt.


5. Sơ cứu:



  • Tiếp xúc với mắt:

    • Xả liên tục bằng nước sạch trong ít nhất 10 phút.

    • Gọi cấp cứu y tế



  • Tiếp xúc với da:

    • Xả nước sạch liên tục

    • Gỡ bỏ quần áo

    • Rửa ngay bằng dung dịch NaHCO3 hoặc Na2CO3 loãng



  • Nuốt, uống nhầm:

    • Cho uống thật nhiều nước sạch

    • Gọi cấp cứu y tế




6. Thải bỏ:



  • Axit loãng:

    • Số lượng ít có thể đổ vào thùng chứa có lượng nước lớn, trừ khi có quy định cấm khác.

    • Số lượng lớn: phải trung hòa trước khi thải bỏ



  • Axit đặc:

    • Phải tiến hành trung hòa trước khi thải bỏ




7. Trang bị bảo hộ:



  • Kính bảo hộ

  • Găng tay: neoprene, cao su butyl, cao su tự nhiên hoặc nitrile.

  • Hệ thống thông gió: khi làm việc với axit đậm đặc, thông gió tốt là yếu tố sống còn.


8. Bảo quản và vận chuyển



  • Vận chuyển:

    • Thùng chứa phải được đậy kín tránh rơi vãi, tràn đổ.

    • Không được để lẫn  với các loại kiềm, kim loại. K

    • Không được dùng mùn cưa, rơm, vỏ bào  để lấp, chặn HNO3 vì sẽ phản ứng tạo khí NO cực độc.



  • Bảo quản:

    • Các thùng chứa phải được đóng chặt, đậy kín.

    • Bảo quản trong khu vực thoáng mát, thông gió tốt.

    • Để cách xa kiềm, kim loại, các chất khử.




9. Tham khảo:


Nitric Acid, (1+4) MSDS
Nitric Acid, 0.02N MSDS
Nitric Acid, 0.1N MSDS
Nitric Acid, 1.0N MSDS
Nitric Acid, 10% w/w MSDS
Nitric Acid, 15% (v/v) MSDS
Nitric Acid, 2 N MSDS
Nitric Acid, 20% w/w MSDS
Nitric Acid, 30% MSDS
Nitric acid, 65% MSDS
Nitric acid, 70% MSDS
Nitric acid, 70%, Redistilled MSDS

Không có nhận xét nào: