Chuyện đời vạn sự do tâm
Yêu em dẫu có sai lầm vẫn yêu
-----------------------------------
Trót yêu em trái tim thầm ngớ ngẩn
Phút dại khờ cũng ngượng nghịu làm thơ.

10 thg 9, 2009

Hướng dẫn sử dụng an toàn: methanol CH3OH

1. Nhận dạng hóa chất:


Tên khoa học : Methyl Alcohol

Tên thường gọi: Methanol, Cồn gỗ ...

CTHH: CH3OH

2. Tính chất lý hóa:


· Dạng tồn tại: Chất lỏng không màu

· Mùi: Mùi cồn

· Áp suất hơi: 96 mm Hg ở 20°C

· Tỷ trọng hơi: 1.1 g / cm3 (không khí: 1)

· Điểm sôi: 64.5°C

· Độ hòa tan: Có thể hòa tan với nước

· Tỷ trọng: 0.79 g / ml (nước: 1)

3. Tính chất độc hại


Tính nguy hiểm:

· Chất dễ cháy (cả thể lỏng và khí).

· Gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và ngoại biên.

· Ảnh hưởng đến hoạt động của tim, gan, thận, phổi, máu, da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa.

· Gây ảnh hưởng đến thị lực.

Các ảnh hưởng:

· Triệu chứng cấp: choáng, giảm thị lực, nôn mửa, khó thở, khó hoạt động cơ bắp, hôn mê.

· Gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

· Uống nhầm có thể gây mù hoặc chết.

· Tiếp xúc có thể gây viêm da, phát ban, vảy nến.

· Có thể hấp thụ vào người qua da

· Tiếp xúc lâu dài có thể làm hủy hoại những cơ quan, bộ phận cơ thể trên.

4. Sơ cứu:


Khi hít phải:

· Nhanh chóng đưa nạn nhân ra vùng thoáng khí

· Nếu phát hiện ngừng thở, tiến hành hô hấp nhân tạo

· Nếu thấy khó thở, cho thở khí oxy

· Gọi cấp cứu y tế.

Khi uống nhầm:

· Uống 4 cốc sữa, nước hoặc dung dịch NaHCO3 4%

· Gây nôn cho nạn nhân.

Tiếp xúc với da:

· Xả nước sạch liên tục trong ít nhất 15 phút.

· Gỡ bỏ trang phục dính hóa chất.

Rơi vào mắt:

· Gỡ bỏ các loại kính mắt, nhất là kính áp tròng.

· Xả nước sạch liên tục trong ít nhất 15 phút.

· Gọi cấp cứu y tế càng nhanh càng tốt.

5. Khả năng cháy nổ:






Cháy:

· Dễ cháy khi tiếp xúc với ngọn lửa trần, tia lửa hoặc nguồn nhiệt cao.

· Không cháy khi bị va đập mạnh.

· Khi cháy tạo khói CO, CO2 hàm lượng cao.

Nổ:

· Khi cháy có thể gây nổ, nhất là đối với các thùng kín bị nung nóng.

· Khi trộn lẫn với chloroform + Ch3ONa (sodium methoxide) hoặc (C2H5)2Zn (diethyl zinc) sẽ gây sôi mạnh và nổ.


6. Bảo quản và vận chuyển:


Vận chuyển:

· Vận chuyển phuy chứa cẩn thận, tránh gây đổ

· Sử dụng xe nâng phù hợp để vận chuyển.

Bảo quản:

· Bảo quản trong khu vực thoáng khí.

· Để xa các nguồn phát lửa, phát nhiệt, đánh lửa ..

· Để xa các chất oxy hóa.

· Đậy chặt nắp thùng chứa khi không sử dụng.

7. Bảo hộ lao động


· Kính, mặt nạ. Nếu có thể, sử dụng buồng cách ly.

· Trang phục áo liền quần, găng tay, ủng ...

· Sử dụng giày bảo hộ phù hợp khi vận chuyển phuy chứa.

8. Xử lý sự cố:


Tràn đổ:

· Sơ tán và làm thoáng (khí) khu vực tràn đổ.

· Di dời, loại bỏ mọi nguồn nhiệt và phát tia lửa.

· Sử dụng đê ngăn bằng đất, cát ... để ngăn chặn hóa chất đổ vào nguồn nước mặt hoặc cống rãnh.

· Sử dụng các chất hấp thụ thể rắn như mùn cưa, muối khoáng.

· Phun hơi nước lạnh để tránh làm tràn ra xung quanh do nước.


Cháy nổ:

· Cháy nhỏ: dùng bình bột để dập lửa.

· Cháy lớn: dùng bọt chữa cháy, phun sương, không phun nước để cháy bị cháy lan.


9. Thải loại:


· Hóa chất, thùng chứa sau sử dụng phải để ở khu vực riêng, có biển báo rõ.

· Khu vực chứa chất thải phải có mái che, thông thoáng hoặc có hệ thống thông gió tốt (để nồng độ hơi luôn thấp hơn giới hạn cháy nổ).


10. Tham khảo:




Không có nhận xét nào: