Chuyện đời vạn sự do tâm
Yêu em dẫu có sai lầm vẫn yêu
-----------------------------------
Trót yêu em trái tim thầm ngớ ngẩn
Phút dại khờ cũng ngượng nghịu làm thơ.

5 thg 5, 2011

Tự hào thầy thuốc Việt Nam

(Bài gốc của tác giả Lê Nguyễn trên báo Tiền Phong)

TP - “Tôi là Kyaw Aung San. Tôi đến từ bệnh viện General Hospital Bedded nổi tiếng ở Myanmar để học những kỹ thuật nội soi mà ở đó tôi chưa cập nhật được” - vị bác sĩ người Myanmar bộc bạch trong ngày đặt chân đến Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM để tầm sư học đạo.

Trong khi cách đó không xa Kuzuxima - một bác sĩ chỉnh hình đến từ xứ sở mặt trời mọc lại chọn Khoa Vi phẫu của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM để nhập môn.









Mỗi năm đã có hàng trăm bác sĩ các nước đến TPHCM để tầm sư học đạo
Mỗi năm đã có hàng trăm bác sĩ các nước đến TPHCM để tầm sư học đạo.

Mỗi năm có hàng trăm bác sĩ Tây xa nhà, bỏ việc bay sang TPHCM để học những kỹ thuật như vậy khi mà nền y tế của họ còn “khuyết” những thủ thuật trong y khoa so với Việt Nam. Nhiều bệnh viện lớn ở TPHCM giờ đã trở thành điểm đến cho hàng trăm bác sĩ đi học như vậy.

Tầm sư học đạo

Ngay khi đặt chân đến TPHCM vào đầu năm 2011, để chuẩn bị cho lớp học phẫu thuật nội soi tại BV Đại học Y Dược TPHCM, bác sĩ Kyaw Aung không khỏi ngạc nhiên khi thành phố mang tên Bác thay đổi quá nhanh. Cách đây hơn 10 năm Kyaw Aung San đã có lần sang TPHCM trong chuyến công tác ngắn ngày, nhưng theo anh giờ đây TPHCM đã thay đổi quá nhiều khi nhà cao, đường sạch hơn và văn minh hơn.

Nhưng cái mà Kyaw Aung San quan tâm vẫn là lĩnh vực y tế khi Việt Nam đã có những bước đột phá với những kỹ thuật mà không phải ai cũng sánh kịp. “Nếu không vì những kỹ thuật y tế được gọi là bậc thầy như lĩnh vực nội soi, tôi đã không đến thành phố Hồ Chí Minh”- vị bác sĩ nổi tiếng về nội tổng quát ở bệnh viện General Hospital Bedded người Myanmar, nói về lý do anh trở lại Sài Gòn lần này.

Nơi mà Kyaw Aung San cùng 20 học viên khác đến từ 10 quốc gia khác nhau chọn để nhập môn là Trung tâm Huấn luyện phẫu thuật nội soi của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Thành lập từ năm 2003, dưới sự dẫn dắt của các chuyên gia y tế đầu ngành là PGS-TS-BS Nguyễn Hoàng Bắc, hiện là Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM hay PGS-TS-BS Đỗ Trọng Hải, PGS-TS-BS Đỗ Đình Công, PGS-TS-BS Nguyễn Tấn Cường…nơi này được ví là lò đào tạo không chỉ dành cho bác sĩ trong nước mà còn cho không ít bác sĩ từ trời Tây sang học.

“Từ năm 2003 đến nay trung tâm đã mở 55 khoá đào tạo cho 223 học viên là bác sĩ nước ngoài đến học các kỹ thuật nội soi từ căn bản đến nâng cao như phẫu thuật nội soi ổ bụng, đại trực tràng, khớp, niệu, tổng quát…” - PGS Nguyễn Hoàng Bắc cho biết. Con số ấn tượng, theo ông Bắc chỉ riêng trong năm 2010, số học viên đến học tăng nhảy vọt với khoảng hơn 170 bác sĩ, phẫu thuật. “Họ đến từ khắp nơi trên thế giới như Singapore, Indonesia, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập, Úc và cả Nhật Bản. Đó chưa kể hàng trăm sinh viên y dược người nước ngoài tìm đến thực tập với số lượng hàng trăm người” - PGS Bắc chia sẻ.

Ramiro De Castro - một bác sĩ 42 tuổi đang công tác tại Bệnh viện miền Nam Manila của Philippines, đến tham gia lớp học phẫu thuật nội soi được triển khai từ đầu năm chia sẻ ông đã nhiều lần nghe đồng nghiệp giới thiệu các bác sĩ Việt Nam với những kỹ thuật nội soi bậc thầy.

“Hồi năm 2010 sau khi thấy các bác sĩ Việt “trình làng” những kỹ thuật y học mới tại hội nghị khoa học về tiêu hóa-ung thư tôi đã không tin vào mắt mình. Bác sĩ Việt Nam giỏi vậy sao! Sau khi tìm hiểu tôi đã quyết định sang đất nước hình chữ “S” tầm sư học đạo” - bác sĩ Ramiro De Castro bộc bạch. Còn Lee Mung Buk - đến từ Hàn Quốc và bác sĩ Kuzuxima có vẻ thích thú hơn với những thủ thuật vi phẫu tại BV Chấn thương chỉnh hình.

Lee Mung Buk thổ lộ: “Hằng ngày tôi vẫn lên internet để cập nhật kiến thức y khoa. Tình cờ tôi thấy các bác sĩ khoa Vi phẫu của BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM phẫu thuật thành công rất nhiều ca đứt lìa tay chân và nối ghép các vi mạch một cách thành thạo nên tôi nghĩ mình cần biết các bác sĩ ở đó họ làm như thế nào”.

Nói là làm. Tháng 3-2011, bác sĩ Lee Mung Buk đã lên đường sang TPHCM và ông đã nhập môn ngay tại đây để học hỏi những kỹ thuật mà lâu nay mình vẫn còn thiếu. “Tôi đã được các đồng nghiệp ở đây hướng dẫn phẫu thuật gần 10 ca rồi. Thật tuyệt! Các bác sĩ Việt Nam thực hành không thua kém với các chuyên gia của thế giới” - Lee Mung Buk tán thưởng.

Còn bác sĩ trẻ Kuzuxima thì cho biết, lần đầu tiên anh được mục sở thị một trường hợp đứt lìa cánh tay, hoại tử được các bác sĩ phẫu thuật vi phẫu thành công chỉ trong hơn 2 tiếng. “Quá ấn tượng!”- Kuzuxima thốt lên.






"Trình độ y học Việt Nam hiện nay đủ tự tin vươn tầm ra thế giới. Xu thế tiếp cận y khoa giờ cũng đã đảo chiều. Ngày xưa ta ra nước ngoài học tập thì nay bác sĩ "Tây" lại tìm đến ta", PGS-TS Nguyễn Hoàng Bắc

Cho dù đã có 15 năm trong nghề nhưng bác sĩ Ramiro De Castro nói “đây là lần đầu tiên tôi tận mắt thấy các bác sĩ ở TPHCM thực hiện kết hợp phẫu thuật nội soi qua ngả tự nhiên để cắt bỏ toàn bộ đại trực tràng cho bệnh nhân bị ung thư”.

Trong khi bác sĩ Clemen ở một bệnh viện tại Úc cho rằng ca phẫu thuật tạo hình thực quản bằng đại tràng trái qua phương pháp phẫu thuật nội soi hỗ trợ cho bệnh nhân là chị Tạ Thị Khánh Vân, 20 năm không ăn được là một sự “kỳ diệu”.

Năm 2010 khi tham gia học ở khoa Ngoại tiêu hóa tại BV Chợ Rẫy, bác sĩ Clemen và gần 100 bác sĩ Tây khác đã rất kinh ngạc khi chứng kiến các bác sĩ ở BV Chợ Rẫy đã dùng kỹ thuật mổ nội soi để cắt 60 cm đại tràng trái và đưa lên tạo hình thực quản theo đường hạ sườn cho chị Vân sau khi bị uống nhầm a xít và bị teo thực quản.

“Chứng kiến và học hỏi được nhiều từ ca mổ này tôi thán phục các bác sĩ ở đây. Thật đáng đồng tiền bát gạo khi bỏ tiền sang học kỹ thuật này”- bác sĩ Clemen chia sẻ.









Ca mổ tái tạo thực quản thành công cho bệnh nhân 20 năm không ăn được tại BV Chợ Rẫy được các bác sĩ ngoại học việc tại đây đánh giá độc nhất vô nhị
Ca mổ tái tạo thực quản thành công cho bệnh nhân 20 năm không ăn được tại BV Chợ Rẫy được các bác sĩ ngoại học việc tại đây đánh giá độc nhất vô nhị.

Tự hào Việt Nam

“Nơi đây đã đón nhận hơn 100 bác sĩ từ các nước có nền y tế khá phát triển như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Pakistan và Australia đến học từ năm 2010 đến nay” - TS- BS Nguyễn Minh Hải - Trưởng Ngoại tiêu hóa- Bệnh viện Chợ Rẫy khoe.

Bác sĩ Hải cho biết các học viên rất thích thú với những kỹ thuật mà các bác sĩ Việt Nam làm được, trường hợp tạo hình thực quản bằng đại tràng trái qua phương pháp nội soi giúp bệnh nhân có thể ăn uống qua đường miệng sau 20 năm nhịn ăn khiến các bác sĩ Tây rất phục.

Một bác sĩ người Pakistan kinh ngạc: “Ca phẫu thuật này quả là rất khó không phải nước nào cũng làm được”. Thậm chí ở Anh chỉ mới cắt thực quản qua nội soi ngực bụng chừng vài chục ca - bác sĩ này tiếp.

Theo bác sĩ Hải kể từ ca nội soi cắt túi mật đầu tiên trên thế giới vào năm 1987, phẫu thuật nội soi với sự can thiệp ngày càng trở thành nhu cầu và xu hướng ở hầu hết các trung tâm y khoa trên thế giới. Tại VN từ năm 1993 đến nay, các kỹ thuật phẫu thuật nội soi từ đơn giản đến phức tạp nâng cao được phát triển khá mạnh, như cắt thực quản qua nội soi, cắt dạ dày và nạo hạch, cắt đại trực tràng qua đường tự nhiên, lấy thận ghép… đã gây được tiếng vang ra thế giới và ngày càng có nhiều bác sĩ nước ngoài sang học nghề.

“Điều này có thể khẳng định vị thế nền y học của nước ta đang sánh vai với thế giới” - bác sĩ Hải nói. Theo thống kê các cơ sở y tế lớn tại TPHCM như Bệnh viện Đại học Y Dược và Bệnh viện Chợ Rẫy hay Chấn thương Chỉnh hình... những năm gần đây, số y bác sĩ nước ngoài sang TPHCM học nghề tăng vọt.

PGS-TS-BS Nguyễn Hoàng Bắc - Phó Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM, kiêm trưởng Trung tâm Huấn luyện phẫu thuật nội soi cho biết hiện nay nhu cầu bác sĩ ngoại sang học nghề rất lớn. “Hiện tại lịch đào tạo năm 2011 cho bác sĩ nước ngoài của bệnh viện đã không còn chỗ trống, chỉ còn kế hoạch chương trình cho năm 2012. Các khóa dù ngắn hạn từ 7-10 ngày, dài hạn 3 tháng cũng đã đăng ký kín chỗ”- bác sĩ Bắc thông tin.

Không chỉ nhiều bệnh viện nước ngoài mời y bác sĩ của Việt Nam sang giảng dạy còn nhiều bệnh viện nước ngoài ký kết hợp tác đào tạo dài hạn.

Niềm tự hào càng gấp bội phần khi ngoài lĩnh vực Tây y thu hút khá nhiều bác sĩ ngoại tầm sư học đạo, hấp lực của lĩnh vực Đông y cũng khiến bác sĩ Tây sang học hàng loạt. “Hiện nay có rất nhiều đoàn học viên từ Pháp, Mỹ, Hà Lan, Nhật… đến TPHCM để học tập, nghiên cứu y học cổ truyền. Mỗi năm Trung tâm Y học cổ truyền Hồng Bàng thuộc Hội Đông y và Hội Châm cứu TPHCM tiếp nhận hơn 50 học viên đến từ nhiều nước” - GS Trương Thìn- nguyên Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM, Chủ tịch Hội Đông y TPHCM cho biết, và gần như thường xuyên ông được mời giảng dạy cho các bác sĩ Tây trong lĩnh vực này. GS Trương Thìn cho biết để vươn ra được biển lớn cần phải có sự hợp tác quốc tế rộng rãi và đa dạng.

Những ngày cuối tháng 4, bác sĩ Kyaw Aung San và hàng chục bác sĩ ngoại khác có vẻ bận bịu hơn mọi lúc khi tranh thủ hoàn tất chuyến học hơn 3 tháng để kịp về nước tiếp tục công việc và gặp lại người thân. “Khi kết thúc khoá học, tôi sẵn sàng làm cầu nối cho nhiều đồng nghiệp của nước mình đến đây học tập” - bác sĩ Kyaw Aung San hồ hởi.

Lê Nguyễn

3 nhận xét:

thái vũ nói...

Hồi xưa xem phim "thần y hơ-jun" em khoái cực kỳ , cứ ước làm "thần y" :) hồi xưa em thích làm bác sĩ lắm. có lẽ vì thông cảm với cảnh đau dạ dày nên nhiều lần vào bệnh viện, có nhiều bác sĩ tốt, nhưng cũng lắm người qua loa ghê gớm, nhất là cánh bán thuốc, mấy chị ấy còn trẻ mà đã đanh đá.May em "biết chữ" và căng tai ghi nhớ ,chứ gặp mấy người cao tuổi, sao họ nhớ hết vài vĩ thuốc, uống ngày,giờ ra sao, mấy viên.... Nghĩ lại mà còn sock.chữ bác sĩ đã xấu, dược sĩ còn qua loa hơn. :)
ko đc làm bác sĩ, thôi làm kỹ sư vậy :)

Sâu đất ™ nói...

Bọn anh thì chiết tự vui thế này: kỹ sư = sư vào kỹ viện :D

thái vũ nói...

sư vào kỹ viện =))
quá hài :)