Chuyện đời vạn sự do tâm
Yêu em dẫu có sai lầm vẫn yêu
-----------------------------------
Trót yêu em trái tim thầm ngớ ngẩn
Phút dại khờ cũng ngượng nghịu làm thơ.

25 thg 6, 2011

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật của Nhật JIS


(Bài viết này do Huy - BKMetalx tổng hợp từ các bài viết nhỏ trong topic Vẽ kỹ thuật trên Giảng đường MESLAB)



Hiện giờ trên thế giới, bản vẽ kỹ thuật thường được thể hiện theo 2 hệ tiêu chuẩn: Âu – Mỹ và Nhật Bản. Trong đó, các tiêu chuẩn của VN, LX, TQ … đều dựa theo Âu – Mỹ (các bản vẽ của các nước châu Âu như Đức, Italia hoặc của Mỹ cũng có cách đọc giống như theo TCVN).

Nói về góc nhìn để đọc bản vẽ, hệ Âu – Mỹ theo góc nhìn người thứ 3, hệ Nhật theo góc nhìn thứ nhất (nếu hay chơi các game bắn súng thì cũng dễ hiểu thôi nhỉ?). Do đó, khi quan sát 1 vật 3D, hệ Âu Mỹ sẽ có các hình chiếu front – top – left (đứng từ ngoài nhìn vào). Còn hệ Nhật, do cách đặt góc nhìn từ bên trong, sẽ có các hình chiếu front – down – right (hoặc back – top – right..). Nói theo cách khác, nếu đọc bản vẽ Nhật theo kiểu quen dùng ở VN thì giữ 1 hình chiếu làm chuẩn (top hoặc front hoặc left), các hình chiếu còn lại lấy đối xứng gương (chú ý nét khuất).

Về quy tắc thì Nhật chiếu như thế này : Gọi tên các mặt như  Solidworks hay MasterCam cho quen thuộc: Trên mặt phẳng Front, ta hình dung có 4 cái bản lề = 1 trên cạnh phải, 1 trên cạnh trái, 1 trên và 1 dưới.


Khi ta mở tất cả các ” cánh cửa” ra , tức là mở tung khối lập phương thì lúc này ta nhìn thấy trên các “cánh cửa” vẽ gì thì hình chiễu là như thế, bản vẽ như thế và vị trí tương quan các hình chiếu đứng, cạnh, bằng ….. cũng như thế. Đó là cách dễ nhớ và hình dung trong bản vẽ Nhật.


Mặt Top là hình chiếu đặt trên cùng, mặt side là hình chiếu cạnh, mặt front là hình chiếuđứng, mặt bottom là hình chiếu bằng….


Bản vẽ của VN thì khi mở các mặt lập phương bởi bản lề thì “cánh cửa ” bên trái mang đặt sang phải và gọi là “hình chiếu cạnh”, cánh cửa trên cùng thì bê xuống dưới và gọi là hình chiếu bằng …..


Nếu thi tuyển vào các cty Nhật thì nên ghi rõ góc chiếu số mấy, hay ghi chiếu theo tcvn tránh thiệt thòi cho ứng viên nếu chẳng may khác đáp án (lưu ý : 1 số cty không chấp nhận cách chiếu như VN mình, họ sẽ vẽ ví dụ cách chiếu Nhật = 1 hình vẽ và bắt thí sinh làm bài theo đấy. Tốt nhất là hỏi ngay người coi thi được chiếu hệ nào)


Chỉ cần quan sát các ví dụ sau là thấy ngay việc hình dung ra mô hình 3D sẽ đơn giản, dễ dàng hơn hệ quy chiếu của VN. Ta chỉ cần đóng các cánh cửa vào  là xong (lật mặt 90 độ), trong khi đó, chiếu như VN mình thì phải lật 90 độ các mặt, sau đó bên trái vác sang bên phải, bên dưới vác để lên trên… rồi mới hình dung tiếp được


24 thg 6, 2011

[Trao đổi] Hướng nghiệp

(MESLAB. Bài viết của  nguyenthanh2309)

Xin chào tất cả các bạn !

“Hướng nghiệp “ là hai từ khi đọc thoáng qua thì nghe có cảm giác rất nhẹ nhàng nhưng lại bao hàm rất nhiều sự trăn trở và biết bao nhiêu khó khăn đến các bạn sinh viên , thậm chí hai từ này cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến những bạn đã và đang tham gia làm việc trên xã hội này . Riêng tôi đang là một kỹ sư thiết kế và cũng đã có thời gian không ít trăn trở và suy nghĩ về lĩnh vực mình đang làm như là đường ta đang đi liệu có đúng hay không? , có thực sự phù hợp hay không? Hay chúng có đang nằm ngoài khả năng của mình ? Và dĩ nhiên tôi cũng đã tìm được câu trả lời cho riêng mình. 

Theo thực tế thì tôi cũng đã không ít đọc qua hoặc trực tiếp nghe qua những lời tâm sự như là “Em đã chọn nhầm nghề”, “Nghề đó đã không phù hợp với em”, “Em đã không được định hướng khi chọn nghề”, “Em học không tốt vì hình như tôi chọn không đúng ngành” “Em không biết tìm thông tin về ngành nghề em quan tâm ở đâu? .v.v…

Và hiện tại cũng không ít các sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cũng đang trăn trở về hai từ “Hướng nghiệp” dành cho riêng mình . Nên hôm nay tôi xin mạn phép mở ra Topic này để các bạn sinh viên hoặc những bạn đã đi làm có thể chia sẻ qua những tâm sự của mình để những bạn đã tham gia làm việc trong xã hội , các đàn anh đàn chú đi trước có thể tham gia cởi mở chia sẻ qua về kinh nghiệm của mình khi đang làm việc thực tế với nghề của mình . 

Giúp tất cả mọi người có thể tự tin và định hướng tốt hơn cho con đường sự nghiệp phía trước của mình . Và những kinh nghiệm được chia sẻ ở Topic này không những chỉ tồn tại ở thế hệ này mà cả những thế hệ sau cũng sẽ được giúp đỡ không ít từ sự chia sẻ xoay quanh hai từ “Hướng nghiệp” này của tất cả những đàn anh đàn chú đi trước. 

Xin cảm ơn và hoan nghênh sự ủng hộ , đóng góp kinh nghiệm của mọi người qua vấn đề này .

Rgs.

Mọi ý kiến trao đổi thêm về đề tài này, mời các bạn tham gia tại Diễn đàn MESLAB: http://www.meslab.org/mes/threads/23402-chuyen-de-huong-nghiep

22 thg 6, 2011

15 thg 6, 2011

Tổ Quốc nhìn từ biển

Tác giả: nhà thơ Nguyễn Việt Chiến




Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn



Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

12 thg 6, 2011

Đi thi

Tôi chúc thằng tôi thật mắn may

Ba vòng thi cử đỗ đậu ngay

Tháng sau ra phố xông xệnh lái

Ngược bắc xuôi nam chẳng mệt ai

 

28 thg 5, 2011

16 thg 5, 2011

Warm

Ngẫu hứng chiết tự vui



Gió hoang tàn lạnh lẽo 


Quẩn u buồn chiến tranh (war)


Đợi em về ấm áp ( + m = warm)


Mơn man cánh tay mềm (arm)

11 thg 5, 2011

Chó cởi trần ....

1.

Cả nhà ăn cơm xong, bố Nhím mang dao và cái nạo vỏ vào cho mẹ Nhím gọt xoài. Nhím chỉ cái dao nạo và nói: "cái này là dao cạo lông chó để thành ... chó cởi trần".

2.

Nhím bế anh Hổ, bác Sâu trêu:

- Nhím bế anh Hổ trông như con chuột tha con mèo ý.


- Không phải, là con chó tha con hổ chứ - Nhím cãi. 


(Nhím tuổi chó, còn anh Hổ thì tuổi Hổ mà)


3. 

Ảnh Hổ con 6 tháng rưỡi và bố Sâu.