Chuyện đời vạn sự do tâm
Yêu em dẫu có sai lầm vẫn yêu
-----------------------------------
Trót yêu em trái tim thầm ngớ ngẩn
Phút dại khờ cũng ngượng nghịu làm thơ.

25 thg 6, 2011

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật của Nhật JIS


(Bài viết này do Huy - BKMetalx tổng hợp từ các bài viết nhỏ trong topic Vẽ kỹ thuật trên Giảng đường MESLAB)



Hiện giờ trên thế giới, bản vẽ kỹ thuật thường được thể hiện theo 2 hệ tiêu chuẩn: Âu – Mỹ và Nhật Bản. Trong đó, các tiêu chuẩn của VN, LX, TQ … đều dựa theo Âu – Mỹ (các bản vẽ của các nước châu Âu như Đức, Italia hoặc của Mỹ cũng có cách đọc giống như theo TCVN).

Nói về góc nhìn để đọc bản vẽ, hệ Âu – Mỹ theo góc nhìn người thứ 3, hệ Nhật theo góc nhìn thứ nhất (nếu hay chơi các game bắn súng thì cũng dễ hiểu thôi nhỉ?). Do đó, khi quan sát 1 vật 3D, hệ Âu Mỹ sẽ có các hình chiếu front – top – left (đứng từ ngoài nhìn vào). Còn hệ Nhật, do cách đặt góc nhìn từ bên trong, sẽ có các hình chiếu front – down – right (hoặc back – top – right..). Nói theo cách khác, nếu đọc bản vẽ Nhật theo kiểu quen dùng ở VN thì giữ 1 hình chiếu làm chuẩn (top hoặc front hoặc left), các hình chiếu còn lại lấy đối xứng gương (chú ý nét khuất).

Về quy tắc thì Nhật chiếu như thế này : Gọi tên các mặt như  Solidworks hay MasterCam cho quen thuộc: Trên mặt phẳng Front, ta hình dung có 4 cái bản lề = 1 trên cạnh phải, 1 trên cạnh trái, 1 trên và 1 dưới.


Khi ta mở tất cả các ” cánh cửa” ra , tức là mở tung khối lập phương thì lúc này ta nhìn thấy trên các “cánh cửa” vẽ gì thì hình chiễu là như thế, bản vẽ như thế và vị trí tương quan các hình chiếu đứng, cạnh, bằng ….. cũng như thế. Đó là cách dễ nhớ và hình dung trong bản vẽ Nhật.


Mặt Top là hình chiếu đặt trên cùng, mặt side là hình chiếu cạnh, mặt front là hình chiếuđứng, mặt bottom là hình chiếu bằng….


Bản vẽ của VN thì khi mở các mặt lập phương bởi bản lề thì “cánh cửa ” bên trái mang đặt sang phải và gọi là “hình chiếu cạnh”, cánh cửa trên cùng thì bê xuống dưới và gọi là hình chiếu bằng …..


Nếu thi tuyển vào các cty Nhật thì nên ghi rõ góc chiếu số mấy, hay ghi chiếu theo tcvn tránh thiệt thòi cho ứng viên nếu chẳng may khác đáp án (lưu ý : 1 số cty không chấp nhận cách chiếu như VN mình, họ sẽ vẽ ví dụ cách chiếu Nhật = 1 hình vẽ và bắt thí sinh làm bài theo đấy. Tốt nhất là hỏi ngay người coi thi được chiếu hệ nào)


Chỉ cần quan sát các ví dụ sau là thấy ngay việc hình dung ra mô hình 3D sẽ đơn giản, dễ dàng hơn hệ quy chiếu của VN. Ta chỉ cần đóng các cánh cửa vào  là xong (lật mặt 90 độ), trong khi đó, chiếu như VN mình thì phải lật 90 độ các mặt, sau đó bên trái vác sang bên phải, bên dưới vác để lên trên… rồi mới hình dung tiếp được





[caption id="attachment_3834" align="aligncenter" width="600" caption="Bản vẽ gốc theo tiêu chuẩn JIS"][/caption]

Hình 3D



[caption id="" align="aligncenter" width="600" caption="Mô hình 3D của chi tiết"][/caption]

Các hình chiếu:



[caption id="" align="aligncenter" width="600" caption="Hình chiếu bằng theo JIS (back side)"][/caption]

Theo JIS:



[caption id="" align="aligncenter" width="600" caption="Hình chiếu bằng theo TCVN (top side)"]50175 top Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật của Nhật (JIS)[/caption]

Theo TCVN:



[caption id="" align="aligncenter" width="600" caption="So sánh bản vẽ theo TCVN và JIS"]50175 redraw Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật của Nhật (JIS)[/caption]

So sánh giữa 2 tiêu chuẩn:


Để hiểu thêm, bạn có thể tham khảo bản vẽ này:




[caption id="" align="alignnone" width="1023" caption="VD2. Bản vẽ gốc và hướng dẫn về các hướng chiếu"][/caption]


- Kích thước có chữ "actual" nghĩa là: kích thước thực của chi tiết tại vị trí đó có giá trị là … (trong hình là R10). Do chi tiết uốn 3D, trong khi hình chiếu 2D nên đối với phần nằm trên các mặt phẳng không vuông góc với phương chiếu, khi biểu diễn trên các hình chiếu sẽ bị biến dạng, không còn đúng kích thước thật. Lúc đó, cần phải bổ sung ghi chú “actual”, kích thước thực tế, cho người gia công kiểm tra. Bạn có thể quan sát trên hình 3D của tieubu (phần dây xiên góc).


- Ký hiệu chữ “V” là ký hiệu của một dạng mối hàn (chính xác là hình tam giác vuông ngược). Theo quy ước, mối hàn đó có dạng tam giác, hàn ghép giữa phần vuông góc nhau. Ngoài ra, nếu quy định về kích thước mối hàn (theo cạnh góc vuông) sẽ có thêm 1 chữ số bên cạnh.


- Ký hiệu R theo quy ước là tại đó có một bán kính cong. Giá trị R này có thể tham khảo trong phần yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ, trong hình chiếu đã có, hoặc trong một số trường hợp (VD: dây uốn hình chữ U) thì R = 1/2 khoảng cách giữa 2 tâm dây (2 cạnh chữ U).



[caption id="" align="aligncenter" width="562" caption="VD2. Mô hình 3D"]Snap1 Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật của Nhật (JIS)[/caption]

Nói thêm về bản vẽ của Nhật:


Thường không gạch mặt cắt trong nhiều trường hợp – các nét cũng ít đi, mặt cắt không bị gạch giúp cho việc photo, scale rất rõ nét.


Với bản vẽ có gạch mc của VN, nếu photo A3 -> A4 thì có thể các miền gạch chuyển sang đen xì rất khó coi.


Thêm nữa : nét vẽ thường không theo “quy định” : đường bao chi tiết không nhất thiết phải đậm, sự phân biệt nét đậm nét mảnh cũng rất ít, thậm chí không phân biệt => điều này đối với VN mà nói, là phạm quy. Nhưng bản vẽ nhìn rất thoáng

Không có nhận xét nào: